Bài gởi: 1.123
Số lần cảm ơn: 792
Được cảm ơn 2.004 lần trên 838 bài post
Tham gia ngày: 21-10-2007
“Bom người” – vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Tuần qua, các chuyên gia tình báo Mỹ xác nhận chuyên gia chế tạo bom của al-Qaeda đã nghĩ ra cách giấu chất nổ bên trong cơ thể người mà các máy Scan an ninh hiện đại nhất không thể phát hiện ra, đồng thời đã phát triển được một loại chất nổ lỏng có thể thấm vào vải ướt và phát nổ khi khô đi.
Cảnh báo khủng bố bằng “bom người” gia tăng ở Yemen – nơi các nhóm al-Qaeda đang tập hợp lại. Và Ibrahim al-Asiri – chuyên gia chế tạo bom nguy hiểm nhất thế giới.Những vũ khí tinh vi mới nhất này đang khiến các chuyên gia an ninh lo sợ nguy cơ tấn công khủng bố sẽ lan rộng trên toàn thế giới.
“Bom người”, bom quần áo. Một thanh niên trẻ mày râu nhẵn nhụi mỉm cười đi qua cửa an ninh ở sân bay Heathrow mà không gặp trở ngại nào. Chiếc túi xách nhỏ của anh ta có một vài quyển sách, tạp chí phụ nữ và bộ dụng cụ của người bị tiểu đường với chiếc kim tiêm khiến anh ta dễ được cảm thông vì còn trẻ mà đã mắc căn bệnh này.Khi máy bay cất cánh đến Chicago, cậu thanh niên thư thái giở một tờ tạp chí ra đọc. Đến không phận Ireland, cậu ta vào nhà vệ sinh, tiêm “insulin” vào bụng, rồi nhanh chóng trở lại chỗ ngồi. Vài phút sau, cậu ta bất ngờ nổ tung như một quả bom sống, tạo một lỗ hổng lớn trên thân máy bay và khiến bình chứa nhiên liệu nổ theo.
Chất “insulin” mà kẻ khủng bố tự tiêm vào người mình thực tế là chất dẫn nổ TATP, nó kích hoạt chất nổ đã được cấy sẵn trong bụng hắn. Chiếc máy bay chở theo 416 hành khách nổ tan tành. Không ai sống sót.
Đó là kịch bản về một vụ tấn công khủng bố bằng “bom người” - kịch bản là giả tưởng, nhưng kỹ thuật và vật liệu nổ là có thật - đang khiến các chuyên gia chống khủng bố lo sợ.
Thực tế, “bom người” đã được những kẻ khủng bố sử dụng vào tháng 12 năm ngoái, trong vụ ám sát người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Afghanistan Asadullah Khalid. Khalid đã từng bị Taliban ám sát hụt 2 lần vào năm 2007 và 2011. Ngày 6.12.2012, khi Khalid đang tiếp một “phái viên hòa bình” của Taliban thì người này nổ tung, dù trước đó việc kiểm tra an ninh kỹ càng cho thấy hắn không mang vũ khí và chất nổ. Ông Khalid bị thương khá nặng, nhưng vẫn sống sót. Các chuyên gia an ninh Afghanistan cho rằng chất nổ được giấu bên trong cơ thể kẻ khủng bố, nhưng không biết cụ thể là ở đâu và nó được kích nổ như thế nào.Trước đó, năm 2009, Hoàng tử - Bộ trưởng Nội vụ Saudi Arabia Mohammed bin Nayef cũng bị ám sát theo cách tương tự. Kẻ đánh bom liều chết Abdullah al-Asiri khi gặp Hoàng tử Nayef tại dinh tư riêng của ông đã nổ tung như một quả bom nhỏ khi chất nổ cài trong chiếc điện thoại giấu trong ruột hắn được kích hoạt bằng một cú điện thoại.Tuần qua, các chuyên gia Mỹ tiết lộ một loại bom chất lỏng mới cực kỳ nguy hiểm của Al-Qaeda. Theo đó, những bộ quần áo khi được nhúng vào một loại dung dịch lỏng sẽ trở thành những quả bom tự phát nổ khi khô đi. Theo các chuyên gia, đây là loại bom cực kỳ tinh vi và không thể bị phát hiện, kể cả bằng những thiết bị an ninh hiện tại nhất tại các sân bay trên khắp thế giới.Kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giớiHai “bom người” nói trên, cùng nhiều loại bom tinh vi khác được sử dụng trong các vụ khủng bố, ám sát đánh bom liều chết gần đây đều là sản phẩm của Ibrahim al-Asirir – chuyên gia chế tạo bom hàng đầu của al-Qaeda. Hắn là anh trai của Abdullah al-Asiri – kẻ đánh bom liều chết nhằm vào Hoàng tử Saudi Arabia năm 2009.
Hiện tại, Ibrahim al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.Al-Asiri – 31 tuổi, con trai một binh sĩ Saudi nghỉ hưu, đã được đào tạo về hóa học và được coi là “thiên tài” về chế tạo bom. Hắn đã tấn công nhiều mục tiêu ở phương Tây, Trung Đông và Bắc Phi bằng những loại bom công nghệ cao, như bom giày, bom đồ lót, bom cài trong máy in... Các cơ quan chống khủng bố đã vây bắt al-Asiri nhiều năm nay. CIA nghĩ rằng đã giết được hắn trong một vụ không kích ở Yemen tháng 9.2011. Nhưng 6 tháng sau đó, al-Asiri cho thấy mình còn sống bằng âm mưu đánh bom một hãng hàng không ở Detroit, Mỹ, nhân kỷ niệm ngày Osama Bin Laden thiệt mạng, bằng loại bom giấu trong đồ lót do hắn mới chế tạo. Cũng trong thời gian đó, có một vụ không kích nhắm vào al-Asiri, nhưng kẻ thiệt mạng là một thủ lĩnh al-Qaeda khác.
Các máy quét an ninh hiện đại nhất chưa thể phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể người."Ibrahim al-Asiri là một tên tội phạm nguy hiểm được đào tạo chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm" - Phó cố vấn An ninh quốc gia về An ninh nội địa và Chống khủng bố Mỹ John Brennan phát biểu trên BBC. Liên tục tạo ra các loại bom mới ngày càng tinh vi, có khả năng qua mắt mọi thiết bị an ninh tối tân, al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm số 1, hơn cả thủ lĩnh al-Qaeda al-Zawahiri.
Năm 2011, tình báo Mỹ biết rằng Al-Asiri đang làm việc với các bác sĩ phẫu thuật của al-Qaeda để thử nghiệm loại “bom người” trên chó và các con vật khác. Giống như các loại bom trước đó, “bom người” không có kim loại và có thể lọt qua các cửa kiểm tra an ninh ngặt nghèo nhất.Năm ngoái, một nguồn tin cho biết tình báo Mỹ đã có một báo cáo mật dài 15-20 trang mô tả chi tiết việc al-Asiri và các bác sĩ đã phát triển kỹ thuật cấy ghép “bom người”. Thực tế, việc giấu các món đồ trong người không phải mới. Các điệp viên trong thời chiến cũng thường giấu bản đồ và thông điệp nhỏ trong trực tràng. Tuy nhiên, với loại “bom người” mới của al-Asiri, bom được phẫu thuật cấy ghép sâu hẳn vào cơ thể ở những nơi như bụng, ngực hay mông, sau đó được kích nổ bằng điện thoại di động hoặc tiêm chất TATP vào người. Theo các chuyên gia, một người có thể chứa tới 2,2kg chất nổ, và kẻ khủng bố có thể dễ dàng mang kim tiêm lên máy bay với lý do bị tiểu đường.Hiện nay, các máy quét an ninh hiện đại nhất mới chỉ phát hiện được các loại vũ
khí hoặc bom gắn bên ngoài cơ thể, chứ không có khả năng phát hiện các loại bom cấy bên trong cơ thể người. Đang có một cuộc đua công nghệ giữa những kẻ khủng bố và các cơ quan chống khủng bố. Nhưng sự thật đáng sợ là những kẻ khủng bố luôn đi trước một bước. Và trong khi chờ đợi một loại máy quét phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể thì cả thế giới vẫn phải nơm nớp sống chung với những quả “bom người” có thể phát nổ bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.
Bài gởi: 262
Số lần cảm ơn: 202
Được cảm ơn 172 lần trên 132 bài post
Tham gia ngày: 05-08-2011
Trung Quốc: “Nước lớn” nhưng “tiểu nhân”
Trung Quốc sẵn sàng dùng các thủ đoạn mà giới quan sát chính trị quốc tế gọi là “hẹp hòi, ti tiện” để trả đũa những quốc gia mà họ không “hài lòng”.
Philippines đã phải hứng chịu những đòn trả đũa với thiệt hại khá nặng nề do tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Chỉ trong một vài năm gần đây, người ta đã có thể dễ dàng liệt kê được không ít những minh chứng thể hiện sự “tiểu nhân ti tiện” của Trung Quốc khi áp dụng những biện pháp trả đũa kinh tế đối với các quốc gia nhỏ bé có lập trường trái ngược hoặc gây khó chịu cho Bắc Kinh. Các nạn nhân điển hình nhất là Na-uy và Philippines.
Từ ba năm qua, sản lượng cá hồi Na – uy nhập khẩu vào Trung Quốc đã liên tục sụt giảm dù trước đó sản phẩm này đã từng chiếm đến 92% thị phần Trung Quốc. Nguyên nhân được cho là Trung Quốc đã tức giận sau khi giải Nobel Hòa Bình 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba – một nhà hoạt động ly khai. Bất chấp việc trao giải Nobel Hòa Bình này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Na-uy, Trung Quốc đã ngay lập tức áp đặt lệnh ngăn chặn việc nhập khẩu cá hồi từ quốc gia Bắc Âu này. Trước đây, cá hồi Na-uy chiếm 92% thị phần cá hồi Trung Quốc nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này chỉ còn lại 29% và vẫn đang tiếp tục sụt giảm mạnh.
Không chỉ ngăn cản việc nhập khẩu cá hồi, một loạt các đoàn ca kịch của Na-uy trong đó có show diễn của ca sỹ trẻ đang rất nổi danh Alexander Rybak, người đoạt giải thường truyền hình châu Âu Eurovision 2009 cũng bị dừng cấp phép mà không có lý do. Công dân Na-uy cũng không được cấp giấy phép quá cảnh 72 giờ vào Trung Quốc.
Dù không đưa ra lời bình luận nào về những hành động này của Trung Quốc nhưng hãng thông tấn AFP đã có lần trích dẫn lời của ông Phil Mead, một chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn tại châu Âu: “Các thủ đoạn dọa nạt này là đặc trưng của cách hành xử thụ động, hung hăng và khiến cho Bắc Kinh có vẻ như là một kẻ đê tiện và thâm độc”.
Một nạn nhân khác cũng đang rất khốn đốn vì tiểu xảo này của Trung Quốc là Philippines – quốc gia đang đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Sau trận bão thế kỷ Haiyan khủng khiếp tàn phá đất nước Philippines hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đã khiến cả thế giới “mắt tròn, mắt dẹt” khi thông báo viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á này chỉ 100.000 USD – món tiền nhỏ bé đến mức không thể tin nổi so với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và với tư cách một quốc gia đang rất thèm khát thị trường ASEAN. Khoản tiền 100.000 USD lập tức bị bêu riếu khắp thế giới và gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, thậm chí từ chính công luận trong nước Trung Quốc. Do bị chỉ trích mạnh mẽ quá nên sau đó Bắc Kinh đã phải miễn cưỡng nâng con số viện trợ lên mức 1,8 triệu USD. Nhưng khoản tiền này vẫn là nỗi xấu hổ khi biết rằng Mỹ đã viện trợ gần 30 triệu USD, Nhật Bản 10 triệu USD, Anh 16 triệu USD, UAE 10 triệu USD, Australia 10 triệu USD…
Trước đó, căng thăng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Manila nổ ra đã dẫn đến việc Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế nhập khẩu chuối của Philippines, viện cớ là tìm thấy dấu vết của chất diệt cỏ trong một số lô hàng. Ước tính thiệt hại của Philippines trong vụ này lên tới 23 triệu USD.
Một hành động khác thể hiện rõ nét nhất sự "trẻ con" và hẹp hòi của Trung Quốc là vụ nước này yêu cầu Tổng thống Philippines không tới tham dự Hội chợ thương mại quốc tế ASEAN - Trung Quốc diễn ra tại Nam Ninh (Trung Quốc) hồi tháng 8/2013.
Theo giới quan sát quốc tế, ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, những nguyên nhân khiến Trung Quốc thi triển “đòn trả đũa” với các nước khác còn liên quan đến một số chủ đề nhạy cảm như vùng lãnh thổ Đài Loan, vùng tự trị Tân Cương hoặc tất cả những gì liên quan đến nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng – đức Đạtlai Latma. Thậm chí, các nhà nghiên cứu Đức hồi năm 2010 còn tính được cả “hiệu ứng Đạtlai Latma” theo quy luật: Cứ nước nào tiếp đón nhân vật này, xuất khẩu của họ sang Trung Quốc sẽ bị giảm trung bình 12,5% trong hai năm sau đó.
Năm 2009, cộng hòa Palau – một quốc đảo nhỏ trên Thái Bình Dương - đã chấp nhận đón 6 người Ngô Duy Nhĩ vốn bị giam giữ ở Guantanamo được Hoa Kỳ trả tự do. Bắc Kinh lập tức thể hiện thái độ: Dự án xây dựng khu nghỉ mát trên 100 phòng với sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc đã bị hoãn vô thời hạn.
Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận những hành động kiểu này làm xấu đi rất nhiều hình ảnh quốc gia của Trung Quốc. Giáo sư Joseph Nye của trường ĐH Havard (Mỹ) cho rằng những điều này là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh không có được tầm nhìn rõ ràng về tác hại của những hành động mà họ tiến hành. Tất cả đang biến nỗ lực xây dựng hình ảnh “cường quốc có trách nhiệm” mà Trung Quốc đang tốn rất nhiều tiền bạc và công sức trở thành trò cười trong mắt cộng đồng quốc tế.